Đặc sản rươi Tứ Kỳ Hải Dương lúc vào mùa
Chỉ đợi trở trời, hàng triệu con rươi rời ổ ngoi kín cả mặt đầm. Đàn rươi bơi như múa tạo nên một hình ảnh vô cùng thích thú. Những chủ đầm hối hả tháo nước, vội vã chuẩn bị lưới, rổ và thùng đựng.
Cứ đến tầm tháng 9, 10 âm lịch, cả thôn An Định lại rộn ràng khi bắt đầu vào mùa rươi. Đám trẻ con được dịp vầy nước, chạy khắp các đầm để khuấy bùn cho đám rươi lên.
Thu hoạch rươi
Theo kinh nghiệm của người dân đánh bắt rươi, cứ vào lúc động trời, trước khi có mưa, rươi lên rất nhiều và đó cũng là lúc thu hoạch.
Anh Phan Văn Thắng, một chủ đầm rươi cho biết, thực tế lúc nào trong đầm cũng có rươi nhưng chỉ vào dịp tháng 9, 10 âm lịch, rươi mới chín hẳn. Lúc này chúng lên mặt nước để đẻ và thường nhằm vào ngày nước lớn, trước khi vào mùa mưa.
Đầm rươi nhà anh Thắng
Khi còn sống dưới bùn, chúng có thể dài 50-60cm. Nhưng khi lên bờ, chúng thường tự ngắt ra thành từng khúc dài cỡ 4-5cm. Đó cũng là lúc chúng đã chín, đã giao phối, đẻ xong và chờ chết.
Qúa trình thu hoạch rươi
Tại xã An Thanh có khoảng 40 hộ làm nghề này. Hộ sở hữu ruộng nhỏ nhất cũng rộng tới 1 mẫu. Ngày trước, khi làng xã còn chưa chia thửa, người dân cứ thấy rươi nổi ở đâu thì đến đó vớt. Nhưng sau này, để đảm bảo cho từng hộ dân sở hữu ruộng có rươi, chính quyền cho người dân thuê lại đất ruộng để ngoài trồng lúa còn thu hoạch rươi. Chính vì vậy, hiện nay cách thu hoạch rươi là xả nước khỏi ruộng, rươi nổi lên theo cống ra ngoài và chui vào lưới.
Bà con vui vẻ thu hoạch rươi
Tuy nhiên, nếu trúng, mỗi mùa có thể thu tới cả tấn rươi
Đặc sản rươi Tứ Kỳ Hải Dương lúc vào mùa
Đây được coi là một nghề khá nhàn so với các nghề nông khác ở khu vực Tứ Kỳ bởi cùng một ruộng, người nông dân vừa có thể trồng lúa, vừa có thể chờ đến mùa rươi để thu hoạch
Rươi tươi giao cho lái buôn
Là một đặc sản quý, ít vùng có, cứ đến mùa rươi, thương lái từ khắp nơi lại đổ về khu vực Từ Kỳ thu gom rươi
Năm 2013 giá trung bình của rươi Tứ Kỳ lên đến 370.000 đồng/kg
Nhưng do nhu cầu của thị trường lớn nên có bao nhiêu rươi đánh bắt cũng được bán hết
Rươi thường được phân phối đi các tỉnh thành lớn như Hà Nội, TP.HCM, đặc biệt là xuất khẩu đi một số nước có nhu cầu lớn như Trung Quốc
Cách vận chuyển rươi cũng khá đơn giản, thường chỉ được đong vào các khay xốp, xếp chồng lên nhau.Mặc dù sống trong môi trường khá ít nước nhưng rươi có thể sống 3-4 ngày. Nếu có bảo quản lạnh, chúng có thể sống cả tuần. Mặc dù việc đầu tư cho nuôi rươi ban đầu là khá cao, ở mức 300-400 triệu nhưng với giá thành đắt, rươi nhanh chóng gỡ vốn lại cho người đầu tư.
Chế biến rươi
Tùy theo từng nơi, rươi được chế biến theo các cách khác nhau. Đa số người ăn chế biến theo kiểu trộn với các loại rau, vỏ quýt, trứng và rán
Chế biến rươi không khó
Một số nơi còn làm lẩu, nêm nếm các món ăn
Chuẩn bị nguyên liệu làm chả rươi
Nếu về Tứ Kỳ, Hải Dương vào mùa này, thực khách có thể thưởng thức rươi ở tất cả các nhà hàng. Nhiều nhà hàng có thể chế biến tới 9 món rươi khác nhau
Theo TTVN
Tag: rươi tứ kỳ, đặc sản, ruoi tu ky, dac san, tu ky, hai duong, mam ruoi, mắm rươi, đặc sản rươi Tứ Kỳ, mua ruoi o dau, cha ruoi ngon, mam ruoi ngon, mắm rươi ngon, chả rươi ngon
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét